Lục Trà
Trà Shan Tuyết
Trà Shan Tuyết
Trà Shan Tuyết
TRÀ (Chè) SHAN TUYẾT LÀ GÌ ?
Trà Shan Tuyết hay chè Shan Tuyết là loại trà thuộc dòng trà xanh, cây chè sống chủ yếu ở vùng Đông và Tây Bắc Việt Nam ở độ cao từ 1300m trở lên.
Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khí hậu ở đây ôn hoà mát mẻ, mây bao phủ quanh năm cùng với sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện tốt cho tốt cho cây Chè Shan tuyết phát triển có những cây cao tới hàng chục mét to gần 2 người ôm và có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.
Cây chè shan tuyết cổ thụ sinh sống chủ yếu ở có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái..
Chè shan tuyết cổ thụ được mọc tự nhiên lâu đời và được các thế hệ của người dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái bảo vệ và gìn giữ.
Chè Shan Tuyết là loại chè đặc sản Việt Nam có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết. Chè Shan Tuyết có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong.
Chè Shan tuyết vì được mọc tự nhiên trên núi cao nới có địa hình khá hiểm trở và gần như tách biệt với con người nên cây trà không chiụ nhiều tác động từ còn người hoàn toàn tự nhiên không sử dụng bất cứ một hóa chất hay phân bón nên được xem là chè sạch.
Chè được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Tày, Mông, Dao , Thái …(người dân bản địa)
Cũng vì lý do trên mà vì sao cây Chè Shan Tuyết lại quý và vô giá.
Thường trà Shan Tuyết được thu hái 2 vụ chính trong năm
Vụ Xuân: Tại sao Trà vụ Xuân lại có hương vị tốt nhất trong năm.
Như nhiều loài thực vật thì mùa xuân luôn là mùa thích hợp nhất cho cây trà. Khi so sánh với các loại cây khác thì có lẽ ít có loại cây nào có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn hoá như cây trà. Thế nên đối với cây trà thì mùa không chỉ đơn giản là xuân, hạ, thu hay đông. Mà mỗi thời điểm thu hái đều được tính toán kỹ lượng để đạt được sự tối ưu trong hương vị của trà thành phẩm.
(theo ghi chép trà Trung) Trà xuân thường được thu hoạch trong 3 tiết khí của mùa xuân, đó là: Xuân Phân, Thanh Minh và Cốc Vũ. Ngoài ra trà còn được thu hoạch vào một tiết khí của mùa hè, đó là Lập Hạ (từ ngày 5 và 6 tháng Năm), nhưng vẫn gọi là trà xuân. Vậy có nghĩa là trà xuân được thu hoạch đến 4 lần trong một vụ mùa. Lấy Tây Hồ Long Tỉnh làm ví dụ, đây là loại trà xanh được ví là đệ nhất trà của Trung Quốc. Long Tỉnh Minh Tiền được thu hoạch vào Xuân Phân được gọi là ‘Liên Tâm’ hay tâm sen vì lá trà nhỏ như tâm của hoa sen. Trà Long Tỉnh Vũ Tiền thì còn được gọi là ‘Nhị Xuân Trà’ hay trà được thu hoạch vào đợt hái thứ 2 của mùa xuân (Thanh Minh). Trà được hái vào Cốc Vũ thì gọi là ‘Tam Xuân Trà’ hay trà được thu hoạch vào đợt hái thứ 3 của mùa xuân. Loại trà này còn gọi là ‘Tước Thiệt’ vì lá trà nhỏ như lưỡi con chim sẻ. Trà Long Tỉnh hái lần thứ 4 vào đầu tháng 5 hay Lập Hạ được gọi là ‘Hồi Xuân Trà’. Loại trà này còn gọi là ‘Ngạnh Phiến’ vì cánh trà lớn và mỏng như giấy.
Tại Việt Nam vụ trà Xuân từ tháng tháng 2-3 âm lịch
Tuy nhiên thì lịch thu hoạch đã nêu chỉ mang tính ước lượng tương đối mà người làm trà sử dụng,Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc rất nhiều vào vi khí hậu và điệu kiện tự nhiên riêng biệt của từng vùng trà
Vụ Thu: (trà vụ Thu)
Giai đoạn tốt nhất để thu hoạch trà thu là Hàn Lộ (ngày 8 hay 9 tháng Mười) hay là Sương Giáng (ngày 23 hay 24 tháng Mười). Vào thời điểm này thì thời tiết trở nên mát và lạnh hơn.
Đối với nhiều loại trà thì mùa thu chính là thời điểm trà có hương vị có thể nói là tốt nhất chỉ sau mùa xuân, thậm chí trà thu còn có hậu vị còn mạnh mẽ và kéo dài hơn trà xuân.
Giống như dân gian có câu ‘ngày tháng Mười chưa cười đã tối’ thì việc ít nắng đi trong một ngày cũng góp phần giảm lượng polyphenol (vị chát) khi cây trà quang hợp.
Ngoài ra thì cây trà cũng ra ít lá hơn để tích tụ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đường nên trà có hậu vị ngọt hơn.
Cây trà thường tích thêm đường vào mùa thu hay gần mùa đông vì đây là cách thực vật tích trữ năng lượng cho mùa đông sắp đến, như đông vật tích mỡ trước mùa đông vậy.
Trà thu có một nhược điểm là có vị đắng hơn một chút so với trà xuân vì lá trà giai đoạn này có nhiều caffeine hơn. Lý do trà có nhiều caffeine hơn vào mùa thu là vì đây là cách mà cây trà tự bảo vệ mình khỏi côn trùng cũng như động vật. Vì khác với con người chúng ta có thể hấp thụ dễ dàng caffeine trừ phi hấp thụ một lượng caffeine rất lớn, thì loại chất này lại là chất động đối với nhiều loại côn trùng và động vật. Caffeine không độc đến mức gây chết, nhưng cũng đủ gây ra nhiều cảm giác khó chịu khiến nhiều loài động vật tránh xa. Vào mùa thu thì các loại thực vật phải bắt đầu tích tụ chất dinh dưỡng để tăng khả năng sống sót cho mùa đông sắp tới, việc hạn chế côn trùng hay động vật xâm hại chính là cách mà cây trà tự bảo vệ để chuẩn bị cho mùa đông.
Các vùng Trà (chè) Shan Tuyết tại Việt Nam
Vùng chè Shan Tuyết Tà Xùa – Sơn La.
Đỉnh Tà Xùa thuộc Huyện Bắc Yên, Tỉnh Sơn La nằm ở độ cao hơn 1800m so với mực nước biển, nơi có khí hậu ôn hoà mây bao phủ quanh năm nơi đây còn được mạnh danh là thiên đường săn mây.
Với những địa danh nổi tiếng và hùng vỹ như tựa thần tiên trên thảo nguyên Tà Xùa như, sóng lưng khủng long, đỉnh gió,
Và giữa đại ngàn thiên đường mây có một báu vật có từ hàng trăm năm tuổi mà không phải ai cũng biết đó là Cây chè Shan Tuyết, và nó cũng được gọi với cái tên thân thương gắn với địa danh nơi đây “ Shan Tuyết Tà Xùa” Được người H Mông bản địa lưu giữa qua hàng trăm năm.
Ở Tà Xùa đang còn lưu giữ và phát hiện nhiều vùng trà Shan Tuyết cổ thụ, có những cây trà hơn 300 năm tuổi thân cây to hơn 1 người ôm cao đến hàng chục m.
Trà Shan Tuyết Tà Xùa được người dân H, Mông, Dao thu hái thủ và chế biến thủ cộng với phương pháp lâu đời truyền thống.
Cái đặt trưng của trà Tà Xùa hương vị đặt trưng đượm, hậu ngọt nhanh và lâu.
trải qua hàng trăm năm hòa khí cùng mây núi đất trời, những búp non vươn lên mang sự đơn thuần thanh khiết của mầm xanh và mang cả nội chất căng tràn ấp ủ từ rừng già.
Vùng chè Shan Tuyết Hà Giang
Vùng chè Shan Tuyết Suối Giàng – Yên Bái
Các loại trà phổ biến được chế biến từ cây Chè Shan
Bạch Trà Shan Tuyết
1. Bạch Trà Tiên
2. Bạch Trà 1 Tôm
3. Bạch Trà 1 tôm, 2-3 lá ( Bạch Mẫu Đơn)
Trà Shan Sống (trà Phổ Nhĩ Sống theo cách gọi trà Trung)
Hồng Trà Shan Tuyết
Lục Trà Shan Tuyết
Trà Ép Bánh:
Trà Bancha:
Trà Ống Lam
Trà Móng Rồng
còn cập nhật…